Giáo Dục Đúng Cách

10 cách giáo dục con tưởng đúng mà “sai bét”, trẻ khó thành công trong tương lai

Vì thương con mà nhiều bậc làm cha mẹ đã áp dụng sai cách nuôi dạy. Họ thường nghĩ cách giáo dục của mình khiến con có thể lớn lên và trưởng thành, nhưng đôi khi lại gây ra những quả lâu dài, như trầm cảm, âu lo, ngang bướng hay thậm chí là mầm mống của căn bệnh ung thư.

Chính vì thế, để nuôi dạy một thế hệ tương lai khôn ngoan, giỏi giang và hạnh phúc thì bước đầu tiên là các bậc cha mẹ phải nhận thức được những gì mình đang làm sai.

10/ “Cha mẹ trực thăng” có thể khiến cho trẻ không có bạn bè

“Cha mẹ trực thăng” là thuật ngữ nói về những bậc cha mẹ có xu hướng luôn giám sát, theo sát con như những chiếc trực thăng lượn trên đầu, họ luôn nói cho chúng biết nên làm gì và làm như thế nào. Các nhà khoa học thuộc Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ lưu ý rằng, sẽ là điều bình thường nếu cha mẹ cố gắng giữ con trong tầm mắt an toàn và khỏe mạnh. Tuy nhiên, con bạn sẽ không học được cách kiểm soát cảm giác và cảm xúc của mình vì chúng không có không gian riêng.

Phương pháp nuôi dạy của “cha mẹ trực thăng” cũng sẽ gây ra các vấn đề về hành vi xã hội, khó kết bạn, và khả năng phân tích hành vi kém. Để con không bỡ ngỡ với thế giới bên ngoài, cha mẹ cần quan tâm đến trẻ hơn để nhanh chóng hiểu được chúng cần gì. Khi bạn nhận thấy con có khả năng xử lý tình huống mà không cần sự giúp đỡ, hãy để cho chúng làm điều đó. Bạn có thể hướng dẫn chúng cách vượt qua những thời điểm khó khăn nhưng đừng nên áp đặt. Hãy nói chuyện về cảm xúc và cảm giác của con, đồng thời chia sẻ thêm những cách giải quyết tích cực hơn để con không bị rơi vào trạng thái căng thẳng.

9/ Kỷ luật đòn roi có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp

Người xưa vẫn tin rằng kỷ luật bằng đòn roi sẽ giúp con cái trở nên nề nếp hơn. Không những tán thành, nhiều người thậm chí còn tích cực sử dụng phương pháp đó. Kết quả của một cuộc khảo sát năm 2012 cho thấy, 94% cha mẹ thường xuyên dùng đòn roi dạy con. Tuy nhiên, khoa học lại chứng minh ngược lại.

Các chuyên gia cho rằng lạm dụng thể chất có thể dẫn đến nhiều kết quả tiêu cực khác nhau mà ta không mong muốn. Các hành động chống đối xã hội, rối loạn tâm lý, nghiện ngập chỉ là một số ví dụ về các vấn đề có thể xảy ra từ phương pháp giáo dục này. Trên hết, nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh như ung thư, tim mạch và hen suyễn cao hơn những đứa trẻ khác. Nếu bạn muốn biết biện pháp răn đe nào hiệu quả mà vẫn giữ được lòng tự trọng của đứa trẻ thì hãy thử các phương pháp giao tiếp giáo hoá.

8/ So sánh chính là nguyên nhân khiến trẻ tự ti

Cha mẹ của bạn đã bao giờ so sánh bạn với một ai đó chưa? Ví như “Bạn Jack vừa giỏi vừa ngoan, nhưng con thì không!” hay “Emily có thể đếm đến 100 trong khi con còn chẳng biết sau số 10 là số mấy”. Họ có thể nghĩ rằng những lời nói tương tự có thể khiến con mình trở nên tốt hơn, nhưng các chuyên gia thì không tin như vậy.

Các nhà tâm lý học cảnh báo cha mẹ không bao giờ nên mắc phải sai lầm này và cũng không quên giải thích tại sao nó vô cùng tệ hại. Họ chỉ ra rằng, đem so sánh một đứa trẻ với một người khác làm giảm lòng tự trọng và giá trị bản thân ở một đứa trẻ. Việc đó cũng sẽ tạo nên khoảng cách giữa bạn và con, làm cho chúng liên tục cảm thấy bất an và mất niềm tin vào bạn. Trẻ cần rất nhiều tình yêu và sự hỗ trợ tuyệt đối của cha mẹ trong mọi tình huống.

Vì vậy, tốt hơn hết là đừng thể hiện ra rằng con đang làm bạn thất vọng, thay vào đó hãy trao đổi thẳng thắn về vấn đề con chưa làm đúng.

 

A Simple Blog Post

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat.Typi non habent claritatem insitam; est usus legentis in iis qui facit eorum claritatem. Investigationes demonstraverunt lectores legere me lius quod ii legunt saepius. Claritas est etiam processus dynamicus

Typi non habent claritatem insitam; est usus legentis in iis qui facit eorum claritatem. Investigationes demonstraverunt lectores legere me lius quod ii legunt saepius. Claritas est etiam processus dynamicus